U22 Singapore đã bộc lộ quá nhiều điểm yếu trong khi Malaysia vẫn là một ẩn số, với tư cách là một trong những đội bóng hàng đầu khu vực, U22 Malayasia tất nhiên được đánh giá cao hơn.
Tại SEA Games 28 diễn ra trên sân nhà, U22 Singapore gây thất vọng lớn khi không thể vượt qua vòng bảng. Trở lại giải lần này, thuyền trưởng Richard Tardy đặt mục tiêu vào bán kết khi lọt vào bảng đấu không quá khó với sự góp mặt của Brunei, Lào, Myanmar và Malaysia.
Tới SEA Games 29, U22 Singapore mang theo một đội hình với khá nhiều cái tên mới mẻ. Tuy nhiên, nổi bật trong số đó là trung vệ Shahrin Saberin và tiền đạo Adam Swandi, hai cầu thủ giàu kinh nghiệm. Trong khi Saberin là ứng viên cho danh hiệu cầu thủ trẻ hay nhất S.League 2016 và là đội trưởng U22 Singapore, Swandi đã có tên trong danh sách U23 Singapore tham dự SEA Games từ năm 2013.
Thế nhưng ngay trận mở màn, thầy trò HLV Richard Tardy đã gặp khó khi để U22 Myanmar hạ gục bằng 2 bàn không gỡ. Thất bại này đánh mạnh vào tham vọng đi tiếp của các cầu thủ Đảo quốc sư tử, cũng chính vì vậy mà tinh thần của họ bị ảnh hưởng ít nhiều.
Điều mà người ta rất dễ nhận ra sau trận mở màn với U22 Singapore chính là việc họ thiếu một tiền vệ trung tâm biết điều tiết nhịp độ trận đấu. Suốt 90 phút đã qua, bài tấn công mà Richard Tardy áp dụng cho các học trò chủ yếu phát triển từ 2 biên và trông chờ vào phản công.
Bên kia chiến tuyến, U22 Malaysia có quá nhiều lợi thế trước đối thủ của mình. Là chủ nhà của SEA Games 29, BTC liên tiếp đưa ra những điều kiện thi đấu có lợi cũng như sắp xếp có lợi cho mình. Bằng chứng là họ đưa U22 Việt Nam và U22 Thái Lan, 2 đội bóng được đánh giá cao nhất sang thi đấu ở bảng B, còn bản thân U22 Malaysia nằm chung bảng với 4 cái tên khác như đã nhắc ở trên.
Trận mở màn, được thi đấu trên sân nhà nhưng dường trước đối thủ quá yếu U22 Brunei, HLV trưởng Ong Kim Swee có vẻ như “giấu bài” khi chỉ đem về chiến thắng 2-1. Phong độ của các cầu thủ U22 Malaysia đang rất ấn tượng. Ngay trước thềm SEA Games 29, họ là một trong 3 đội Đông Nam Á giành quyền tham dự U23 châu Á tại Trung Quốc vào tháng 1/2018 sau chiến thắng trước U22 Indonesia và U22 Mông Cổ.
Đương nhiên lợi thế lớn nhất của U22 Malaysia là sự cổ vũ cuồng nhiệt từ các khán đài trên SVĐ Shah Alam. Thực tế U22 Singapore có nhiều cầu thủ nhập tịch mà ở đây tạm gọi là “ngoại binh”, nhưng họ là những người không thường xuyên thi đấu với nhau bởi vậy sẽ không nhuần nhuyễn như chủ nhà. Sức ép tâm lý là có, và không ngạc nhiên nếu ở trận thi đấu thứ 2, U22 Singapore tiếp tục nhận thêm một thất bại nữa.
5/6 trận vừa qua của U22 Malaysia có không quá 3 bàn thắng được ghi. U22 Singapore ghi được không quá 2 bàn/trận ở 6/7 trận vừa qua. Cả 2 lần chạm trán giữa 2 đội ở các kì SEA Games cũng đều có không quá 2 bàn.
NHẬN ĐỊNH: U22 Malaysia thắng 2-0