Theo thời gian, Chelsea dần trở thành một con “cáo già” trên thị trường chuyển nhượng. Và người ta không mấy ngạc nhiên sau khi Chủ tịch Abramovich liên tục thành công trong các thương vụ mua bán của mình.
Ngày 2/7/2003, Chelsea “lột xác” trở thành một trong những CLB bóng đá giàu nhất thế giới khi được mua lại bởi Roman Abramovich. Và sau đúng 14 năm, đội bóng này với quá trình “đốt” hơn 1 tỷ bảng trên thị trường chuyển nhượng đã có sự trưởng thành vượt bậc trong những năm qua, đặc biệt là về phong cách mua bán.
Cụ thể, “Gã nhà giàu thành London” trên thương trường đã trở thành một con “cáo già” đích thực với những thương vụ được tính toán hết sức kỹ lưỡng. Họ có thể đổ ra một đống tiền vào bất kể thương vụ nào nhưng cũng sẽ sớm hoàn vốn, thậm chí sinh lãi từ các “bom tấn” từng mua về trước đây.
Không khó để báo giới nhận ra những câu chuyện xoay quanh vấn đề chuyển nhượng của Chelsea. Ví như trường hợp “The Blues” từng bán đi 3 cầu thủ là Oscar, Obi Mikel, Ramires để thu về gần 100 triệu bảng trong 2 năm.
Kể từ mùa đông năm 2014, sân Stamford Bridge ngày càng mua sắm ít hơn. Đội bóng phía tây London hầu như chỉ có các hoạt động bán, cho mượn và gia hạn cầu thủ.
Mới nhất, Nathan Ake đã được Chelsea bán cho Bournemouth với giá 20 triệu bảng, hậu vệ người Hà Lan trở thành ví dụ mới nhất về hoạt động kinh doanh đem lại nguồn lợi lớn cho nhà vô địch Premier League.
Theo tạp chí The Sun tính toán, Nathan Ake chỉ là cầu thủ gần nhất mà Chelsea đã vứt bỏ trong vài năm qua, mang lại lợi nhuận to lớn nhờ đem bán. Tổng cộng, họ thu về tới 400,5 triệu bảng (khoảng gần 12000 tỷ đồng) nhờ chuyển nhượng những “món hàng” dư thừa.
Những vụ xử lý “hàng thừa” đắt giá của Chelsea (kể từ mùa đông 2014):