V League có bao nhiêu vòng đấu? Thể thức thi đấu của giải
V League có bao nhiêu vòng đấu? Tổng hợp những thông tin cơ bản liên quan đến Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về giải bóng vô cùng hấp dẫn tại Việt Nam thông qua bài viết sau tại chuyên mục bên lề bóng đá.
1. Tìm hiểu chung về V-League
Từ năm 1980, giải đấu bắt đầu với tên gọi ban đầu đó là Giải bóng đá A1 toàn quốc.
Đội lên ngôi vô địch đầu tiên đó là Tổng Cục Đường Sắt.
Tính từ năm 1980 trở đi, Thể Công/CLB Quân đội/Viettel là những CLB bóng đá có sự thành công nhất trong lịch sử của giải đấu này (6 chức vô địch).
Từ mùa 2000 – 2001, giải bóng đã chính thức bước lên giải đấu chuyên nghiệp. Các cầu thủ nước ngoài cũng được tuyển về các CLB bóng đá để chơi cho giải.
Năm 2012, Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) ra đời, quyền hạn tổ chức được chuyển về cho công ty này.
Và để cập nhật nhanh nhất ltđ V-League hay các giải đấu chuyên nghiệp khác trên thế giới, mời bạn xem trực tiếp tại lich bong da hom nay
2. V League có bao nhiêu vòng đấu
V.League có bao nhiêu vòng đấu? Theo đó, số vòng đấu tại giải vô địch quốc gia V.League sẽ phụ thuộc vào số lượng các Câu lạc bộ bóng đá tham gia. Ở trong 2 mùa giải bóng đá chuyên nghiệp đầu tiên (2000-2001 & 2001-2002) đã có tổng cộng 10 đội tuyển tham gia V.League. Từ sau mùa giải 2003, số lượng những đội tuyển bóng đá tham gia tranh Cúp tại giải V.League đã tăng lên là 12 đội.
Năm 2006, lần đầu tiên ở trong lịch sử V.League có tổng 14 đội tuyển tranh tài tại giải đấu hạng nhất của giải bóng đá Việt Nam.
Mùa giải 2020 có đúng số lượng đội tuyển tham gia đó là 14, con số này đã được giữ nguyên từ mùa giải năm 2015. Nhưng đã có một số thay đổi ở trong thể thức thi đấu, V.League 2020 đã có tổng 26 vòng đấu. Tại giải đoạn 1 đã có 13 vòng đấu trong khi giai đoạn 2 có 7 vòng đấu của Top 8 và 5 vòng đấu của Top trụ hạng.
3. Thể thức thi đấu
Từ mùa giải 1980 đến 1995: các đội được chia thành các bảng theo khu vực địa lý. Trong mỗi bảng các đội thi đấu vòng tròn hai lượt tính điểm. Các đội ở tốp đầu lọt vào trong vòng chung kết để tranh chức vô địch, Các đội nằm ở tốp cuối mỗi bảng thi đấu vòng chung kết ngược để chọn đội xuống hạng.
Mùa giải 1996, tất cả các đội (12 đội) thi đấu vòng tròn hai lượt. Sau khi kết thúc đợt 1, 6 đội đầu bảng thi đấu vòng tròn một lượt nhằm chọn đội vô địch, 6 đội cuối bảng cũng thi đấu vòng tròn một lượt để chọn 2 đội phải xuống hạng
Mùa giải 1997 đến 2019 (trừ giải tập huấn mùa xuân năm 1999): các đội thi đấu vòng tròn hai lượt tính điểm. Đội nhiều điểm nhất chính là đội vô địch. Các đội ở cuối bảng (1 hoặc 2 đội tuỳ năm) phải xuống hạng. Thể thức này dự kiến được sử dụng lại từ mùa giải 2022.
Mùa giải 2020, do đại dịch COVID-19 tại Việt Nam, sau khi đấu vòng tròn 1 lượt xong, 8 đội xếp trên sẽ đá vòng tròn 1 lượt để tìm ra được nhà vô địch, 6 đội còn lại sẽ đá vòng tròn 1 lượt để tìm ra 1 suất xuống hạng.
Mùa giải 2021, sau khi đấu vòng tròn 1 lượt xong, 6 đội xếp trên sẽ đá vòng tròn một lượt để tìm ra được nhà vô địch, 8 đội còn lại đá vòng tròn 1 lượt để tìm ra 1 suất xuống hạng và 1 suất vé vớt (play-off) với đội đứng thứ 2 giải hạng Nhất.
3.1. Cách thức tính điểm
Từ mùa giải 1996 trở về trước hệ thống điểm sẽ là 2-1-0.
Riêng mùa giải 1986: ở vòng 1 – trận hoà thứ tư của mỗi đội không được tính điểm, ở vòng 2 – nếu như 2 đội hoà nhau sau 90 phút thì đá luân lưu 11m để chọn đội thắng.
Riêng mùa giải 1987: ở vòng 1 – trận hoà thứ năm của mỗi đội không được tính điểm, tại vòng 2 – nếu 2 đội hoà nhau sau 90 phút thì đá luân lưu 11m để chọn đội thắng.
Riêng 2 mùa giải 1993/94 và 1995 nếu 2 đội hoà nhau sau 90 phút thì sẽ đá luân lưu 11m để chọn đội thắng.
Từ mùa giải 1997 trở đi hệ thống điểm là 3-1-0.
3.2. Cách thức xếp hạng
Xếp chung cuộc theo thứ tự sau:
Điểm số các đội (theo thứ tự từ cao đến thấp)
Nếu như có 2 hoặc nhiều đội bằng điểm nhau thì xếp theo thứ tự qua các chỉ số phụ:
Kết quả đối đầu trực tiếp
Hiệu số bàn thắng bàn thua
Tổng số bàn thắng
Tuy nhiên, một số năm, tiêu chí phụ hiếu số bàn thắng bàn thua và tổng số bàn thắng sẽ được ưu tiên hơn kết quả đối đầu.
3.3. Quy định số lượng cầu thủ ngoại và nhập tịch
Giải bắt đầu cho phép sử dụng cầu thủ ngoại kể từ năm 2000. Hiện tại, các câu lạc bộ được phép register 03 cầu thủ ngoại, 01 cầu thủ nhập tịch còn cầu thủ gốc Việt Nam được coi như là cầu thủ nội. Đối với các đội dự giải châu lục sẽ được phép có thêm 01 cầu thủ ngoại quốc tịch châu Á. Trường hợp câu lạc bộ bị loại ở giải cấp châu lục trong giai đoạn 1 thì số lượng cầu thủ ngoại và nhập tịch trong giai đoạn 2 được áp dụng như các câu lạc bộ không tham gia giải châu lục.
Nếu là một fan hâm mộ bóng đá Đức, mời bạn xem thêm kết quả bóng đá Đức được cập nhật nhanh nhất và sớm nhất hiện nay
Hy vọng những thông tin tổng hợp trên đây có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc về V League có bao nhiêu vòng đấu. Qua bài viết này, mong rằng bạn đã thêm nhiều kiến thức về giải đấu này.
- Các vị trí trong bóng đá 7 người có vai trò như thế nào?
- Cách chọn giày đá bóng cần dựa vào những yếu tố nào?
- Tiểu sử cầu thủ Iker Casillas và sự nghiệp bóng đá chuyên nghiệp
- Tiểu sử Weston McKennie: Cuộc đời, sự nghiệp, năm sinh của anh
- Sicbo là gì và những thông tin liên quan có thể bạn chưa biết
- Marcelo là ai? Tiểu sử hậu vệ cánh Marcelo Vieira
- Alexis Sanchez là ai? Tổng hợp thông tin tiểu sử cầu thủ
- Ben Davies hậu vệ của CLB Tottenham Hotspur có tiểu sử ra sao?
- Đá phạt trực tiếp và những thông tin không thể bỏ qua
- Tiểu sử Bruno Fernandes – Người hồi sinh Man United