V-League 2018 bỗng nóng bản quyền truyền hình: Ai đang phá ai?
Chưa kịp vui với nguồn tiền tài trợ đến từ NutiFood cho mùa giải 2018 thì ngay lập tức VPF đã đẩy V-League vào thế khá khó đỡ khi đòi thay đối tác truyền hình bao năm qua. Không ai khác, người hâm mộ chịu thiệt thòi hơn cả khi khó có thể xem giải đấu đầy đủ trên truyền hình.
Rất thực trạng…
Thực tế, trong những gì mà tân chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ VPF, Trần Anh Tú chia sẻ với truyền thông, cùng lý do đưa ra để “giải tán” Next Media là không hề mới cũng như khá bình thường trong một hợp đồng kinh tế.
Có nghĩa, VPF cảm thấy đối tác này không đủ sức để đảm đương công việc theo hợp đồng, cũng như vi phạm những điều khoản đã ký kết. Tuy nhiên, điều bất thường nằm ở chỗ: lúc này VPF vẫn chưa kiếm được “mối” mới để lấp chỗ trống.
Không những thế, HĐQT lẫn ban giám đốc mới của VPF cũng khiến nhiều người bất ngờ hơn khi đơn phương đòi chấm dứt hợp đồng, trong thời điểm mà người hâm mộ và giới chuyên môn cảm thấy đơn vị trên vẫn đảm đương được công việc như theo hợp đồng với đối tác.
Phía sau câu chuyện này còn nhiều vấn đề, nhưng cách hành xử của VPF chưa thuyết phục tuyệt đối. Như cái cách chia sẻ, phát biểu của chủ tịch HĐQT, kiểm TGĐ Trần Anh Tú ở buổi họp báo ký kết hợp đồng tài trợ cho mùa giải mới vào sáng 05/03.
Chưa thuyết phục ở chỗ, bầu Tú vẫn một mực khẳng định việc chia tay đơn vị Next Media là bởi quyền lợi kinh tế của V-League là không tốt như hình ảnh mà giải đấu này có.
Nhưng đổi lại, tân chủ tịch HĐQT của VPF cũng đã thòng thêm chuyện giờ kiếm một nhà đài để ký kết hợp đồng truyền hình rất khó vì… V-League còn nhiều vấn đề.
Nhưng quá thiếu giải pháp
Phải nói rằng, ở thời điểm chuyển giao quyền lực ở VPF nhiều người đã mong muốn vào sự thay đổi nào đấy mạnh mẽ để kéo V-League trở lại với thời hoàng kim.
Và sự thật, VPF cũng thay đổi rất nhiều về con người quản lý. Tuy nhiên, như đã từng nói dường như sự thay đổi mạnh mẽ này cũng đã khiến đơn vị tổ chức, điều hành V-League vội vã, và bằng chứng là câu chuyện đã kể trên, bất chấp giải đấu sắp khởi tranh.
V-League cần phải thay đổi, nhưng là ở câu chuyện quản lý khác, ví dụ nâng cao chất lượng các trận đấu (từ mặt sân, điều kiện cơ sở vật chất…) chứ động đến bản quyền hình lúc này là chưa chín muồi. Nhất là khi vài năm qua người hâm mộ khá hài lòng với việc được theo dõi giải đấu trên truyền hình, nền tảng internet…
V-League nói gì thì nói vẫn chưa thật sự là miếng bánh ngon, cũng như cần đưa đến gần với người hâm mộ hơn nữa thông qua truyền thông, truyền hình thay vì hạn chế truyền hình trực tiếp – theo cách các giải đấu lớn ở châu Âu làm với người hâm mộ mà VPF đang cố gắng làm.
V-League cần kéo khán giả đến sân là đương nhiên, nhưng rõ ràng ở thời điểm và những gì mà giải đấu này sở hữu nếu như đến với người hâm mộ qua qua truyền hình, qua internet cũng đã là quá tốt thay vì nâng giá trị thật của mình như đã thấy.
Hiệu ứng mà U23 Việt Nam đang tạo ra cho V-League giờ đây có vẻ như là thừa, khi VPF quyết tâm làm mới mình theo cách mà họ nghĩ. Mà bóng đá không đến được với khán giả thì vô cùng vất vả.
- SỐC: Ronaldo suýt lãnh nguyên chai nước vào mặt
- Vòng 29 NHA & Những thống kê ấn tượng: Quỷ đỏ vỡ òa phút cuối!
- Ilkay Guendogan, quả ngọt của Pep
- Cầm hòa Porto, The Kop giành vé vào tứ kết
- Ronaldo lại ghi bàn, Real nhẹ nhàng vượt ải PSG
- Những kỉ lục ở Ngoại hạng Anh chờ Man City của Guardiola thiết lập
- Giá trị của Man United đang dần trở lại?
- Hazard khiến đồng đội tại Chelsea bắt đầu lo lắng
- Gần 90% CĐV Arsenal muốn Wenger từ chức
- 8 cầu thủ từng được coi là “Ronaldo mới” giờ ra sao?