Từ vụ Tiến Dũng: Cầu thủ Premier League khai thác bản quyền hình ảnh như thế nào?
Sau sự vụ báo giá nghìn đô của Bùi Tiến Dũng và nảy sinh mâu thuẫn giữa các bên, bóng đá Việt Nam rõ ràng đang cần có những điều khoản hợp tác kỹ càng hơn…
Bản quyền hình ảnh là gì?
Đơn giản, đó là một phần trong nền công nghiệp xoay quanh bóng đá đã và đang phát triển với quy mô ngày một rộng hơn. Một cách truyền thống, các đội bóng trả tiền để cầu thủ chơi bóng. Nhưng khi các mối quan hệ ngoài chuyên môn sân cỏ được đẩy mạnh, với sự thương mại hoá bóng đá được tăng lên, các đội bóng cũng tìm cách kiếm được nhiều tiền hơn (tất nhiên là có trả cho cầu thủ) trên các khía cạnh thương mại khác.
Tại giải Ngoại hạng Anh, các CLB có rất nhiều các mối quan hệ làm ăn. Họ đặc biệt quan tâm đến các đội bóng lớn và những siêu sao trong các CLB này. Thế nên mới có thống kê rằng một số đội tại Anh có tới 70 đối tác làm ăn, tất cả đều liên quan đến bản quyền hình ảnh của các ngôi sao trong những quảng cáo của họ.
Bản quyền hình ảnh là một khái niệm rộng. Nó không chỉ là quyền sở hữu hình ảnh mà còn là tên cầu thủ, biệt danh, chữ ký, tên viết tắt, phát biểu, tiếng nói, đặc điểm cá nhân,… (Hiện tại có thể là trạng thái trên facebook (status), quay quảng cáo,…). Các CLB và/hoặc thương hiệu sẽ trả tiền cho cầu thủ nếu muốn sử dụng vào các mục đích thương mại cụ thể.
Cầu thủ và bản quyền hình ảnh
Để thiết lập một tổ chức bản quyền hình ảnh cho cầu thủ, phải rõ ràng rằng cầu thủ ấy có giá trị hình ảnh đối với nhà tài trợ. Khi bản quyền hình ảnh được CLB chuyển cho tổ chức nắm bản quyền hình ảnh, tổ chức ấy sẽ là đầu mối giữa CLB của cầu thủ ấy và các đối tác thương mại có nhu cầu khai thác bản quyền hình ảnh từ cầu thủ kia.
Tất nhiên, CLB cũng sẽ đảm bảo quyền lợi cho đối tác thương mại khi hợp đồng hai bên ký kết. Ví dụ như trường hợp của Arsenal. Họ chắc chắn các cầu thủ của họ không quảng cáo cho một hãng hàng không khác, bất kể là trên phương diện cá nhân khi Emirates đã là đối tác của họ).
Lưu ý rằng, khi tổ chức được chuyển quyền nắm bản quyền hình ảnh thì khi một cầu thủ chuyển sang CLB khác, anh ấy có thể tự (hoặc nhờ người/công ty đại diện cho mình) đàm phán thoả thuận về bản quyền hình ảnh với tổ chức kia. Cũng đã có trường hợp, đại diện cầu thủ thương thảo với CLB đã đưa ra đề nghị rằng muốn có 5 triệu bảng/năm, gồm 4 triệu bảng tiền lương và 1 triệu bảng cho tổ chức nắm bản quyền hình ảnh.
Tất nhiên để đối phó với yêu cầu từ người đại diện như vậy, CLB sẽ không đồng ý cả hai. Họ sẽ đàm phán về thoả thuận giá trị hình ảnh rồi sau đó sẽ tiếp tục đến thu nhập mà cầu thủ kia có thể nhận được dựa trên hiệu suất cống hiến cho đội đó trên sân bóng.
CLB sử dụng bản quyền hình ảnh cầu thủ
Theo hợp đồng tuyển dụng cơ bản tại giải Ngoại hạng Anh, các CLB có một số quyền nhất định để cho phép họ sử dụng một số cầu thủ phục vụ cho mục đích thương mại với các đối tác quảng cáo. Tuy nhiên, phạm vi của nó chỉ ở mức hẹp. Hợp đồng thường nêu rõ: “Việc sử dụng hình ảnh của một cầu thủ không được phép nhiều hơn trung bình của tất cả cầu thủ trong đội hình chính”.
Do vậy, nếu không có thoả thuận về bản quyền hình ảnh riêng với các ngôi sao thì các CLB khó sử dụng tối đa hình ảnh siêu sao cho các mục đích thương mại. Ví dụ như hình ảnh của Harry Kane tại Tottenham. Hầu hết các đối tác thương mại của Tottenham đều muốn sử dụng hình ảnh của anh bởi mức độ và tầm ảnh hưởng lớn ở các thị trường nước ngoài lớn hơn nhiều so với các cầu thủ khác trong đội hình chính của đội bóng. Song vì giới hạn trong hợp đồng cơ bản nên các đối tác không thể khai thác tối đa hình ảnh của Kane.
Vì thế nếu Tottenham muốn sử dụng Kane cho các mối quan hệ thương mại với các đối tác thì họ phải thông qua một hợp đồng bản quyền hình ảnh nữa với Kane. Trong trường hợp Kane có thông qua một tổ chức sở hữu bản quyền hình ảnh, Tottenham sẽ phải ký hợp đồng với tổ chức đó.
Lợi nhuận cho CLB và cầu thủ?
Các CLB hiểu rằng các siêu sao mà họ đang nắm giữ là tài sản có thể tạo ra giá trị thương mại bên cạnh việc thi đấu trên sân cỏ. Với sự phổ biến của giải Ngoại hạng Anh, các trận đấu được phát sóng hầu hết trên các quốc gia và trên thế giới, những CLB có tiếng tăm sở hữu các ngôi sao được nhà tài trợ và đối tác thương mại đặc biệt để mắt đến.
Tại Vương quốc Anh, tổ chức HMRC đóng vai trò xác thực các hợp đồng về bản quyền hình ảnh. HMRC đưa ra đề nghị thoả thuận cho tất cả các CLB Ngoại hạng Anh với mức. Mức 1 là mức CLB. Các CLB sẽ giành 85% tổng thu nhập về bản quyền hình ảnh từ đối tác thương mại. 15% còn lại thuộc về các tổ chức nắm giữ bản quyền hình ảnh cầu thủ đó. Ví dụ CLB thu về 80 triệu bảng thì các tổ chức nắm bản quyền hình ảnh là 12 triệu bảng.
Mức 2 là mức cầu thủ. Cầu thủ sẽ nhận 20% trong tổng số lương một năm (đã tính thuế) có được. Các CLB cần viết đề nghị tới HMRC nếu họ muốn thu hút những đề nghị về bản quyền hình ảnh từ các đối tác kinh doanh.
Tất nhiên, bên cạnh đó còn tuỳ thuộc vào các điều hợp đồng kinh doanh giữa các bên: Đối tác thương mại, tổ chức sở hữu bản quyền hình ảnh, Câu lạc bộ và cầu thủ.
Đóng thuế
Các cầu thủ thuộc CLB tại Anh gồm Ngoại hạng Anh và hạng Nhất sẽ phải đóng thuế, với mức lên đến 45% nếu kiếm được trên 150.000 bảng Anh (và thêm 2% đóng góp Bảo hiểm xã hội). Trong trường hợp CLB trả tiền cho tổ chức sử dụng quyền hình ảnh thay vì thanh toán tiền lương, cầu thủ sẽ không bị đánh thuế thu nhập với mức 45% nữa mà chỉ trả thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% (giảm xuống 18% vào năm 2020).
Với các CLB, họ cũng sẽ không phải trả tiền đóng bảo hiểm xã hội lên mức 13,8% giá trị hợp đồng kinh doanh, khi trả cho các tổ chức sở hữu bản quyền hình ảnh cầu thủ. Với số lượng hiện có 25 cầu thủ trong đội hình chính hiện tại, số tiền không phải trả kể trên lại càng lớn. Nếu một cầu thủ được trả 1,8 triệu bảng/năm trước khi khấu trừ thuế, CLB có thể tiết kiệm đưọc tới 190.000 bảng các khoản thanh toán thuế cho mỗi cầu thủ hàng năm.
Cũng vì thế mà có chuyện vài năm trước, HMRC đã có ý kiến cho rằng đây là cách để mà cầu thủ và CLB tìm cách giảm bớt đi tiền thuế.
- Top 4 Premier League: M.U, Liverpool còn cửa, Chelsea gặp khó
- Tâm sự của Dzeko sau khi lỡ dịp khoác áo Chelsea
- CHÍNH THỨC: Ozil ký siêu hợp đồng với Arsenal, lương chỉ kém Sanchez
- Chấm điểm Barca: Messi kéo hàng công – Umtiti cân hàng thủ
- Kết quả bóng đá ngày 2/2: Futsal Việt Nam thất bại
- Suarez nổ súng, Barca hạ bầy dơi “đặt gạch” vào trận chung kết
- Truyền thông Hàn Quốc: CLB K.League nên mua gấp các ngôi sao U23 Việt Nam
- Báo Trung Quốc “chưa tha” U23 Việt Nam vì công cuộc “ném đá” AFC
- Ngoài Arsenal, chẳng CLB nào thèm mua Aubameyang
- Man City chi nhiều hơn ngân sách quốc phòng của 52 quốc gia