Sau cơn ác mộng, người Italy mới lại nhớ đến Pirlo
Italy đang sống dưới áp lực nặng nề bởi cơn ác mộng vắng mặt tại World Cup. Và trong hoàn cảnh khó khăn, chật vật Azzurri cảm thấy nhớ Andrea Pirlo hơn bao giờ hết.
Người Italy luôn tự hào vào lịch sử oai hùng của mình. Nhưng trong đêm ở San Siro, đoàn quân áo thiên thanh cúi đầu trong tủi hổ bởi thất bại nhục nhã trước Thụy Điển. Lời chào nước Nga ngay từ vòng loại trở thành dấu mốc đáng xấu hổ của Italy sau 60 năm luôn góp mặt tại đấu trường World Cup.
Trận đấu với Thụy Điển một lần nữa cho thấy lối đá và những con người khoác trên mình màu áo thiên thanh đang lỗi thời. Tuyến giữa của đội nhà thiếu vắng một nhạc trưởng cầm trịch và điều phối trận đấu. Trong đau đớn thất bại, người Italy lại nhớ về Andrea Pirlo.
Hình ảnh Italy đối đầu với Thụy Điển khiến giới hâm mộ túc cầu ngao ngán. Hàng tiền vệ thiếu sắc sảo, không có sự liên kết khiến đội nhà liên tục đẩy bóng dạt 2 biên và đánh đầu.
Ở lượt đi, Azzurri có không dưới 5 pha treo bóng vào vòng cấm địa cho các tiền đạo không chiến. Rồi ở Milan, Italy chơi ép sân, kiểm soát bóng 74%, nhưng chỉ có 2 cú sút trúng đích.
Những ngày còn Pirlo trong đội hình, Italy chưa bao giờ khốn khổ như thế. Không hiển nhiên ở Italy, người ta gọi anh là một thiên tài (Il Genio) hay giáo sư trên sân cỏ (Il Professore). Bao nhiêu thế hệ nổi lên rồi lụi tàn nhưng chẳng ai hoàn hảo như Pirlo. Những đóng góp của anh trong màu áo thiên thanh mãi là di sản vô giá.
Cùng với người đồng đội mạnh mẽ Gattuso, Pirlo đã chấm dứt cơn khát World Cup kéo dài 24 năm của người Italy vào năm 2006. Anh đứng đầu danh sách kiến tạo của giải đấu (4 pha kiến tạo). Pirlo ghi bàn đầu tiên của giải, kiến tạo để Marco Materazzi gỡ hòa ở trận chung kết và sút thành công trong loạt luân lưu.
Sự cống hiến của Pirlo cũng như vẻ bề ngoài và cách anh chơi bóng, điềm tĩnh và thầm lặng. Quả bóng vàng 2006 gọi tên Cannavaro trở thành chủ nhân mới, nhưng Pirlo mới là siêu sao của những siêu sao, trái tim của đội tuyển Ý. Đường chuyền cho Fabio Grosso xứng đáng trở thành tuyệt tác lịch sử bóng đá.
Những vinh quang với Italy suốt chặng đường đều gắn nhãn hiệu Pirlo. Ở tuổi 33, cú đá penalty mang phong cách panelka của Pirlo trước ĐT Anh tại tứ kết Euro 2012 khiến đối thủ phải ôm hận. Không có Pirlo, không có chung kết cúp châu Âu trên đất Ukraine.
Suốt 16 năm khoác áo Italy, Pirlo coi đội bóng như sinh mệnh. Anh làm chủ cả sân cỏ nhưng chưa bao giờ cần những ánh sáng hào quang chiếu rọi đến mình. Với đội nhà, những gì Pirlo cống hiến còn hơn cả trách nhiệm, đó là tình yêu.
Marcello Lippi từng có lần bảo, Pirlo “nói bằng đôi chân” và tình yêu với Italy đều thể hiện qua đôi chân ấy. Gianluigi Buffon từng phát biểu: “Pirlo là thiên tài. Cùng với Roberto Baggio, tôi nghĩ anh ấy là tài năng vĩ đại nhất mà bóng đá Italia sản sinh ra trong 25 năm qua”.
Người hâm mộ có thể tìm thấy hình ảnh Baggio một thời qua Alessandro Del Piero hay Francesco Totti. Nhưng chẳng cầu thủ nào mang lại cảm giác chơi bóng giống như một Andrea Pirlo vĩ đại.
Hào quang quá khứ đang giết chết đội bóng áo thiên thanh. Hoài niệm về Pirlo có thể mang lại cho người Italy cảm giác an ủi nhưng không cứu được đội bóng đang thất thế.
Azzurri đang sống những ngày không có Pirlo. Không cách nào khác, người Italy cần một cuộc cách mạng và thay đổi để trở lại vị thế ngày xưa. Nếu không thể tự cứu lấy mình, đoàn quân áo thiên thanh sẽ chết vùi trong khủng hoảng.
- Ăn mừng vé World Cup, tuyển thủ Đan Mạch trút bia lên đầu BLV Eurosport
- Romelu Lukaku tốt nhất, nhưng không thể là người vĩ đại nhất
- Jupp Heynckes mời “đại thần” của Bayern trở về
- Nếu muốn có Sacnhez, Man City phải chấp nhận hy sinh Sterling
- Điểm tin sáng 15/11: De Gea VÔ TÌNH tiết lộ bến đỗ tương lai; Man City thót tim vì Aguero
- Carlos Soler – ‘David Silva mới’ được Mourinho thèm khát là ai?
- SỐC: Aguero bất ngờ nhập viện khẩn trong trận giao hữu với ĐT Nigeria
- Ramos lập cú đúp, Tây Ban Nha vẫn bị chủ nhà Nga cầm hòa đầy kịch tính
- Lazazette tỏa sáng với cú đúp, Pháp khiến Đức toát mồ hôi trên sân nhà
- Thiếu vắng Messi, Argentina trở thành mồi ngon cho “Đại bàng xanh”