15 Siêu cầu thủ “gánh cả đội bóng” giỏi nhất làng túc cầu thế giới

Có những đội bóng tham gia một giải đấu nào đó, trong đội hình chỉ có duy nhất 1 ngôi sao gánh trọng trách to lơn. Cùng điểm mặt qua 15 ” siêu cầu thủ ” gánh cả đội bóng nổi tiếng nhất.

15. Luis Suarez (Liverpool)

Dù Steven Gerrard hay Daniel Sturridge cũng rất xuất sắc, tuy nhiên vai trò của Luis Suarez ở Anfield là quá lớn. Bốn mùa giải ở xứ sở Sương mù, chân sút người Uruguay ghi 82 bàn trong 133 trận.

Suarez gánh vác hàng công The Kop nhiều mùa liên tiếp

Đặc biệt ở giai đoạn 2013–14, Suarez gánh vác hàng công The Kop với 31 pha lập công chỉ sau 33 lần ra sân, suýt đưa đội bóng của Brendan Rodgers lên đỉnh Premier League nếu không có cú sẩy chân tại hại trước Chelsea ở các vòng cuối.

Sau khi Suarez chia tay Liverpool để đi theo tiếng gọi của Barcelona, đội bóng này nhanh chóng sụp đổ, rớt xuống vị trí thứ 6 trên bảng xếp hạng vào mùa kế tiếp, kém đội dẫn đầu tới 25 điểm.

14. Hristo Stoichkov (Bulgaria)

Đây là cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá Bulgaria. Dù thế hệ của Hristo Stoichkov được ví như “thế hệ Vàng” của đất nước này, tuy nhiên tầm ảnh hưởng rộng lớn của chân sút đến từ Plovdiv đã vượt qua hết thảy các đồng đội.

Tầm ảnh hưởng của Hristo Stoichkov là rất lớn

Dưới sự dẫn dắt của cựu sao Barcelona, Bulgaria làm nên lịch sử ở kỳ World Cup 1994 khi vào tới bán kết, riêng Hristo Stoichkov giành Giày vàng với 6 pha lập công.

Phong độ xuất thần của siêu sao này trong năm đó cũng giúp ông vượt mặt những danh thủ khét tiếng như Paolo Maldini hay Roberto Baggio để chạm tay đến danh hiệu Quả bóng Vàng cao quý.

13. Abedi Pele (Ghana)

Abedi Ayew hay Abedi Pele, là một trong những siêu sao bóng đá đầu tiên của Phi châu và đến nay vẫn được nhiều người đánh giá là cầu thủ vĩ đại nhất ở lục địa này.

Abedi Pele cầu thủ vĩ đại nhất bóng đá Ghana

Nếu Ghana thời điểm hiện tại sở hữu dàn cầu thủ đồng đều và tạo được vị thế nhất định trên bản đồ môn thể thao vua thì vào thời Abedi Pele, những “ngôi sao đen” lúc đó chẳng khác nào đội bóng tầm trung.

Thế nhưng với Abedi Pele, Ghana vô địch châu Phi năm 1982, đến trận chung kết năm 1992 và bán kết năm 1996. Sau khi chia tay tuyển QG năm 1998, siêu tiền vệ này để lại 33 bàn thắng qua 67 lần ra sân.

12. Charlie Austin (Queen Park Rangers)

Dù hiện không còn đóng vai trò trụ cột kể từ khi gia nhập Southampton, nhưng chắc hẳn khó ai có thể quên được hiện tượng Charlie Austin ở mùa giải 2014/15.

Charlie Austin khi còn đang khoác áo QPR

Thời điểm mà chân sút này bùng nổ khi sút tung lưới đối phương 18 lần, đóng góp tới 43% số lượng bàn thắng cho đội bóng thành London. Thành tích ghi bàn chỉ kém Sergio Aguero, Diego Costa và Harry Kane.

Nhưng rất tiếc cho Austin, phong độ các đồng đội xung quanh anh xuống dốc trầm trọng nên Queen Park Rangers chỉ là đội bóng lót đường và xuống hạng sau đó.

11. Cristiano Ronaldo (Bồ Đào Nha)

Nhắc đến “Selecao châu Âu” vào thời điểm này, người ta sẽ nghĩ ngay đến ngôi sao số một Cristiano Ronaldo. Siêu sao đang khoác áo Real Madrid rất nhiều lần đưa Bồ Đào Nha thoát khỏi cửa tử nhờ khoảnh khắc lóe sáng cá nhân.

Đơn cử như lượt trận play-off giành vé đến World Cup 2014 với Thụy Điển, hay phong độ bùng nổ ở trận cuối vòng bảng EURO 2016 gặp Hungary, đưa Bồ vào vòng 1/8 và giành chức vô địch sau đó.

Ngôi sao số một Cristiano Ronaldo

Dù vẫn còn đó những vệ tinh nổi bật như Pepe hay Joao Moutinho, nhưng nếu không có người dẫn đầu Ronaldo, đội bóng trên bán đảo Iberia sẽ không còn là đối thủ đáng gờm trong mắt các ông lớn khác.

Việc dựa dẫm quá nhiều vào siêu sao 30 tuổi cũng khiến bóng đá Bồ Đào Nha đối mặt với hệ lụy khôn lường. Họ ngày càng thụt lùi so với thế hệ Luis Figo, Deco hay Ricardo Carvalho,… và gần như không sản sinh thêm được lớp kế cận tài năng nào.

10. Matt Le Tissier (Southampton)

Matt Le Tissier được xem như vị Thánh cái thế ở St Mary khi ông còn chơi bóng. Huyền thoại trung thành suốt đời chỉ gắn bó với một CLB này không chỉ là thủ quân, chỗ dựa tinh thần mà còn là cảm hứng cho Southampton mỗi lần ra sân thi đấu.

Chân sút vĩ đại thứ hai trong lịch sử Southampton

Tầm ảnh hưởng của Matt Le Tissier to lớn đến mức nhiều người The Saint không còn dám tin vào tương lai của CLB ở Premier League nếu một ngày nào đó ngôi sao này treo giày. Dù chỉ đá tiền vệ, nhưng Matt Le Tissier ghi đến 161 bàn, trở thành chân sút vĩ đại thứ hai trong lịch sử đội bóng.

9. Zlatan Ibrahimovic (Thụy Điển)

So với Cristiano Ronaldo, tình cảnh của Zlatan Ibrahimovic thậm chí còn thảm bại hơn khi đến lúc giã từ màu áo đội tuyển quốc gia, xung quanh anh vẫn không có lấy một cá nhân nổi bật.

Những đồng đội tên tuổi nhất cũng chỉ là Sebastian Larsson, Kim Källström,… khiến ngôi sao này ngậm ngùi đứng ngoài nhiều giải đấu lớn.

Ngôi sao duy nhất của bóng đá Thụy Điển

Năm trước dù đã bước sang tuổi 34, nhưng Ibra vẫn miệt mài ghi bàn. Đóng góp đến 8 pha lập công ở vòng loại EURO 2016, chỉ kém Robert Lewandowski và Thomas Muller, đưa Thụy Điển đến Pháp.

Kết cục ở vòng chung kết EURO 2016 của Thụy Điển thì ai cũng rõ, khi Ibra bị các hậu vệ đối phương kiềm tỏa, đội bóng lâm vào thế cùng rồi về nước.

8. Gareth Bale (Wales)

Với phong độ xuất thần trong màu áo đội tuyển quốc gia, các fan hâm mộ thậm chí còn gọi đùa rằng “xứ Bale” chứ không còn là xứ Wales nữa.

Nhìn sơ qua chiến dịch vòng loại EURO 2016, cũng đủ nhận ra vai trò không thể thay thế của ngôi sao chạy cánh này trong đội hình của HLV Chris Coleman.

Vai trò không thể thay thế của Bale trong đội hình xứ Wales

Một mình Gareth Bale đóng góp đến 64% số lượng bàn thắng của xứ Wales, giúp họ lần đầu trong lịch sử tham dự giải đấu cao nhất châu Âu cấp độ đội tuyển. Ở giải đấu trên đất Pháp, anh ghi 3 bàn, góp công lớn giúp xứ Wales lọt vào bán kết và chỉ bỉ loại bởi nhà vô địch Bồ Đào Nha.

Dù Wales vẫn còn đó những cái tên chất lượng như Ashley Williams hay Aaron Ramsey, nhưng màn trình diễn chói sáng của Bale đã lấn át tất cả.

7. Mario Jardel (Gremio)

Mario Jardel là cầu thủ duy nhất trong danh sách này gây được tiếng vang lớn dù chỉ chuyển nhượng theo dạng cho mượn, đó là khi Jardel đến với Gremio từ đội bóng chủ quản Vasco de Gama.

Mario Jardel

Hai mùa giải tại đây theo thỏa thuận trong hợp đồng, Mario Jardel ngay lập tức đi vào ngôi đền huyền thoại với hiệu suất ghi bàn không tưởng, 67 pha lập công sau 73 trận ra sân. Đồng thời giúp Gremio đoạt Copa Libertadores năm 1995.

Nhờ phong độ săn bàn khủng khiếp, Mario Jardel sau đó được các đội bóng châu Âu mời gọi rồi tiếp tục tỏa sáng tại Porto, Galatasaray và Sporting.

6. Diego Maradona (Napoli)

Cầu thủ vĩ đại người Argentina gia nhập Napoli từ Barcelona với mức phí chuyển nhượng kỷ lục lúc bấy giờ, 6.9 triệu bảng vào năm 1984.

Huyền thoại Diego Maradona

Trước khi Maradona đến với Partenopei, chưa từng có một đội bóng nào từ miền Nam nước Ý có thể lên ngôi Serie A. Nhưng sau đó, sự xuất hiện của cá nhân kiệt xuất này đã định nghĩa lại bản đồ các ông lớn tại đất nước hình chiếc Ủng. Khiến cả Juventus, AC Milan, Inter Milan và Roma đều e ngại.

Ghi 81 bàn sau 188 lần ra sân, Diego Maradona 2 lần đưa Napoli đến đỉnh cao Serie A, một lần giành Coppa Italia, một siêu cúp QG và đặc biệt vươn đến trời Âu với chức vô địch UEFA Cup mùa giải 1988–89.

5. Michel Platini (Pháp 1984)

EURO 1984 là giải đấu đỉnh cao trong sự nghiệp của Michel Platini, khi nhà làm bóng xuất sắc từ Juventus giúp những chú gà trống Gaulois trở thành gã khổng lồ của bóng đá lục địa già.

Michel Platini đưa tuyển Pháp tới ngôi vô địch EURO 1984

Vào thời điểm mà mỗi cầu thủ chỉ đá tối đa được 5 trận (gồm hai bảng đấu, 2 trận bán kết và một chung kết) nhưng Michel Platini lại ghi tới 9 bàn, hiệu suất không tưởng đá văng mọi vật cản trên đường chạm đến chức vô địch châu Âu của tuyển Pháp.

4. Juninho (Middlesbrough)

Được biết đến với biệt danh “The Little Fella” hoặc đơn giản là “TFT”, tiền vệ tấn công người Brazil là cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử Middlesbrough do đích thân người hâm mộ đội bóng này bỏ phiếu.

Nhạc trưởng tài ba Juninho

Không chỉ được yêu mến nhờ sự nhiệt tình, đôi chân nhanh nhẹn và óc sáng tạo tuyệt vời, Juninho còn ghi dấu ấn bởi dũng cảm lựa chọn thi đấu cho đội chủ sân Riverside thay vì một ông lớn tên tuổi nào đó tại xứ sở Sương mù.

Với sự xuất hiện của nhạc trưởng tài ba này, đội bóng hạng trung từ Yorkshire đăng quang League Cup năm 2004 và đây cũng chính là danh hiệu gần nhất của họ.

3. Eusebio (Bồ Đào Nha)

So với Bồ Đào Nha của Cristiano Ronaldo ở thời hiện tại, trong những năm 1960 đất nước này thậm chí còn dựa dẫm vào thiên tài Eusebio hơn rất nhiều.

Với tốc độ kinh hoàng, kỹ thuật và sức mạnh, Eusebio đi vào lịch sử với tư cách là một trong những chân sút vĩ đại nhất. Ông thậm còn được huyền thoại Alfredo di Stefano của Real Madrid vinh danh là “Cầu thủ hay nhất mọi thời đại”.

Một trong những chân sút vĩ đại nhất bóng đá Bồ Đào Nha

Những năm tháng đỉnh cao trong màu áo Benfica, ngôi sao có biệt danh “Báo đen” này ghi đến 317 bàn chỉ sau 301 lần ra sân, giúp đội chủ sân Estadio da Luz thống trị với 11 danh hiệu Primeira Liga.

Ở cấp đội đội tuyển, Eusebio đưa đội bóng áo màu bã trầu đến vị trí thứ ba ở World Cup năm 1966, ghi 41 bàn sau 64 trận, hiệu suất đáng nể khó ai sánh bằng.

2. Diego Maradona (Argentina 1986)

World Cup 1986, Diego Maradona đơn giản là không thể ngăn cản. Nếu không có sự góp mặt của ngôi sao số một Napoli lúc bấy giờ, Argentina còn lâu mới có thể trở thành kẻ thách ngôi vương thế giới.

Diego Maradona ngôi sao không thể ngăn cản

Pha dẫn bóng kinh điển qua 5 cầu thủ đối phương hay tình huống dùng tay lập công vào lưới tuyển Anh mà cầu thủ này gọi là “Bàn tay của Chúa” đã trở thành giai thoại đến tận ngày nay.

Dưới sự dẫn dắt của Diego Maradona, Argentina đăng quang trên đất Mexico, ông đồng thời cũng dành luôn danh hiệu Quả bóng Vàng dành cho ngôi sao xuất sắc nhất giải.

1. Sir Tom Finney (Preston North End)

Trường hợp của Sir Tom Finney tại Preston North End chính là minh chứng điển hình nhất cho hình mẫu đội bóng “một người”. 14 năm chơi bóng tại đây, cầu thủ sinh thời từ chính mảnh đất này đã giúp CLB vùng Lancashire trở mình thành gã khổng lồ.

Sir Tom Finney

Tom Finney cũng là cầu thủ duy nhất trong đội hình Preston được triệu tập lên tuyển Anh tham dự các kỳ World Cup 1950, 1954 hay 1958. Điều đó cho thấy sự chênh lệch lớn về trình độ giữa ông và phần còn lại ở CLB chủ quản.

Dù chỉ là một cầu thủ chuyên chạy cánh, thế nhưng sau 473 trận ở Preston, Tom Finney góp công đến 210 bàn. Giúp đội nhà hai lần giành ngôi Á quân First Division vào các mùa giải 1952–53, 1957–58, một lần về ba ở mùa giải 1956–57 và một lần lọt vào trận chung kết FA Cup năm 1954.

Tuy vậy, chính sự phụ thuộc quá lớn vào một cá nhân đã làm hại Preston North End. Đội bóng này xuống hạng khi Sir Tom Finney treo giày và không một lần trở lại giải đấu cao nhất nước Anh 39 năm sau đó.

 

Bài liên quan